Đặt hàng search

DẦU GỐC LÀ GÌ, CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI VÀ ỨNG DỤNG BẠN ĐÃ BIẾT?

Các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn được sử dụng phổ biến trong các máy móc thiết bị ngày nay, bạn đã biết nó được sử dụng dầu gốc gì chưa? Tại bài viết này, T-Lube chúng tôi xin chia sẻ với khách hàng những thông tin cần thiết về dầu gốc như dầu gốc là gì, phân loại, các đặc điểm khác biệt giữa các loại dầu gốc từ đó giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm dầu phù hợp, giúp máy móc hoạt động lâu dài, mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí bảo trì.

Dầu gốc
Dầu gốc

Mục lục:

  • Dầu gốc là gì?
  • Phân loại dầu gốc
  • Ứng dụng của các loại dầu gốc

1. Dầu gốc là gì?

Dầu gốc (dầu nhờn/Base oil) là một sản phẩm của dầu mỏ, thu được trong phân đoạn của quá trình chưng cất khí quyển của dầu thô. Sau đó được đưa qua các quá trình xử lý như chân cất chân không -> tách nhựa, asphalt -> tách aromaic -> tách paraffin -> và cuối cùng là quá trình xử lý bằng hydro để thu được sản phẩm là dầu gốc với những tính chất hóa lý phù hợp cho các ứng dụng bôi trơn cho máy móc, thiết bị.

Hình sơ đồ sơ đồ chưng cất chế hóa và ứng dụng dầu mỏ
Hình sơ đồ sơ đồ chưng cất chế hóa và ứng dụng dầu mỏ

Một số đặc tính của dầu gốc

Các đặc tính quan trọng nhất của dầu gốc bao gồm:

  • Giá trị độ nhớt (viscosity): thể hiện tính lưu động của dầu
  • Chỉ số độ nhớt (viscosity index): ổn định độ nhớt khi thay đổi nhiệt độ
  • Điểm đông đặc (pour point): khả năng làm việc ở nhiệt độ thấp
  • Độ bay hơi (volatility)
  • Độ oxi hóa (oxidation)
  • Đồ bền nhiệt (thermal stability)
  • Điểm chớp cháy (flash point)
  • Điểm anilin (aniline point – thước đo khả năng hòa tan của dầu nhớt với các chất khác và cả phụ gia)
  • Độ ổn định thủy phân (hydrolytic stability – khả năng chống thủy phân của dầu nhớt trong điều kiện tiếp xúc với nước)

2. Phân loại dầu gốc

Tuy theo thành phần và mức độ xử lý dầu gốc mà thu được các sản phẩm dầu gốc có chất lượng khác nhau. Dầu được phân loại theo tiêu chuẩn API thì dầu gốc được chia làm 6 loại sau (loại VI chỉ áp dụng ở châu Âu).

Bảng phân loại dầu gốc
Bảng phân loại dầu gốc

Dầu gốc nhóm I (Group I)

Nhóm I là dầu có hàm lượng hydrocarbon no <90%, sulfur >0.03% và chỉ số độ nhớt (Viscosity Index) trong khoảng 80 -120. Nhóm I đươc tinh chế bằng phương pháp lọc/chiết tách, là quá trình công nghệ đơn giản. Do vậy, dầu nhóm I có giá thấp nhất.

Dầu gốc nhóm II (Group II)

Nhóm II là nhóm có hàm lượng hydrocacbon no > 90%, sulfur ≤ 0.03% và chỉ số độ nhớt trong khoảng 80 -120. Dầu nhóm II được sản xuất bằng công nghệ hydrocracking, công nghệ phức tạp hơn so với nhóm I.  Do phân tử hydrocacbon đã được “no” hóa nên dầu nhóm II có tính chống oxi hóa tốt hơn. Dầu nhóm II có màu sáng hơn và giá thành cao hơn nhóm I. Ngày nay dầu nhóm II là nhóm dầu thường trên thị trường và giá thành gần với giá nhóm I.

Dầu gốc nhóm III (Group III)

Dầu nhóm III có hàm lượng hydrocacbon no > 90%, sulfur <0.03% và chỉ số độ nhớt trên 120. Dầu nhóm III được lọc tốt hơn và được sản xuất bằng công nghệ hydrocracking sâu hơn (nhiệt lượng và áp xuất cao hơn). Nhờ vậy dầu nhóm III tinh khiết hơn. Mặc dù cũng được sản xuất từ dầu thô, nhóm III đôi khi được tính vào nhóm dầu tổng hợp. Giống như dầu nhóm II, dầu nhóm III ngày càng trở nên thông dụng.

Dầu gốc nhóm IV (Group IV)

Nhóm IV là nhóm polyalphaolefins (PAOs). Dầu tổng hợp này được sản xuất bằng công nghệ tổng hợp “synthesizing”. Dầu PAO có giải nhiệt độ làm việc rất rộng, là lựa chọn tuyệt vời khi nhiệt độ môi trường làm việc rất thấp và cho các ứng dụng nhiệt cao.

Dầu gốc nhóm V (Group V)

Nhóm V là nhóm các dầu khác nhóm I, II, III và IV bao gồm silicone, phosphate ester, polyalkylene glycol (PAG), polyolester, biolubes,…Dầu nhóm V đôi khi được pha trộn với dầu khác để cải thiện tính chất của dầu. Ví dụ dầu máy nén PAO được pha trộn với polyester.

Ester là dầu phổ biến trong nhóm V được dùng trong nhiều công thức pha trộn để cải thiện tính chất dầu gốc.

Như vậy dầu gốc nhóm I, II được gọi là dầu gốc khoáng, nhóm II, IV, V, VI là loại dầu gốc tổng hợp. Dầu bán tổng hợp là dầu phối trộn từ dầu gốc khoáng và gốc tổng hợp

Ưu điểm của dầu gốc tổng hợp so với dầu gốc khoáng

Bảng ưu điểm của dầu gốc tổng hợp so với dầu gốc khoáng
Bảng ưu điểm của dầu gốc tổng hợp so với dầu gốc khoáng

Tuy nhiên một nhược điểm lớn nhất của dầu tổng hợp có giá thành cao hơn nhiều so dầu gốc khoáng.

3. Ứng dụng của các loại dầu gốc

Từ các nhóm dầu gốc khác nhau khi kết hợp với các phụ gia đặc tính như chống oxy hóa, chống mài mòn, ổn định nhiệt, ổn định độ nhớt,… sẽ tạo ra các sản phẩm khác nhau như dầu động cơ, dầu thủy lực, dầu máy nén khí, dầu truyền nhiệt,..

Một số ứng dụng của các loại dầu gốc khác nhau
Một số ứng dụng của các loại dầu gốc khác nhau

Tùy theo từng yêu cầu và mục đích sử dụng ta sẽ chọn dầu gốc khoáng, dầu tổng hợp hoặc dầu bán tổng hợp. Sử dụng dầu gốc đúng loại, đúng chất lượng cho từng công dụng, sử dụng là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp chất lượng sản phẩm cũng như độ bền của dầu (thời gian sử dụng).

Ví dụ: Đối với máy móc thiết bị làm việc ở môi trường làm việc khắc nghiệt như: biến động nhiệt độ lớn, làm việc ở nhiệt độ cao phải yêu cầu khả năng chống oxy hóa tốt, bền thì phải sử dụng loại dầu gốc tổng hợp; Ngược lại đối với yêu cầu chỉ bôi trơn thông dụng thì có thể sử dụng dầu gốc khoáng để tiết kiệm chi phí.

LỜI KẾT:

Thông qua bài viết T-Lube một số đặc điểm của các loại dầu gốc với các những đặc điểm khác nhau để từ đó giúp bạn dễ dàng lựa chọn loại dầu phù hợp cho máy móc thiết bị. Nếu các ban còn câu hỏi nào thắc mắc, các bạn có thể bình luận dưới cuối bài viết hoặc gọi trực tiếp cho chúng tôi để được giải đáp.

CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU KHANG AN (T-LUBE)

Địa chỉ: Lô B6-7-8-9, Đường số 4, KCN Thịnh Phát, Ấp 3, Lương Bình, H. Bến Lức, T. Long An, Việt Nam.

Hotline: 0903.900.383

Email: info@t-lube.com

Website: www.t-lube.com

Facebook: https://www.facebook.com/TlubePetrochemical