- 27/09/2021
- Posted by: advietbai1
- Category: Kiến thức
Dầu thuỷ lực được xem là “mạch máu” của hệ thống thuỷ lực nên việc nắm được đặc tính hoạt động cũng như các vấn đề thường gặp phải khi sử dụng dầu thủy lực là điều hết sức quan trọng.
Trong các sự số thường gặp của dầu thủy lực, hiện tượng bị nhiễm nước được biết đến là phổ biến nhất, tiếp đến là việc nhiễm bẩn chất khí và chất rắn gây tác hại nghiêm trọng đến hệ thống thủy lực, trở thành một vấn nạn đang được các doanh nghiệp quan tâm.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây T-lube sẽ phân tích cho các bạn hiểu hơn về nguyên nhân và cách xử lý khi dầu thuỷ lực bị nhiễm bẩn, cùng theo dõi nhé!
1. Các nguyên nhân dầu thủy lực bị nhiễm bẩn
Dầu thủy lực bị nhiễm bẩn do nhiều tác nhân: các chất rắn, khí và nước, trong đó dầu bị nhiễm bẩn do nước là phổ biến nhất. Ngoài dầu thủy lực các loại dầu khác cũng rất hay bị nhiễm nước như dầu tuabin, dầu tuần hoàn, dầu động cơ, dầu bánh răng hộp số…
Các loại dầu thủy lực kém chất lượng dù còn mới đã có lượng chất tạp nhiễm cao và trong khi sử dụng cũng tăng khả năng tạp nhiễm vì tính năng tách khí, tách nước, chống mài mòn của những loại dầu này rất kém.
Hệ thống dầu thủy lực bị nhiễm bẩn
1.1 / Dầu thủy lực nhiễm nước
Dầu nhiễm nước hay còn gọi là dầu lẫn nước. Nước là tác nhân gây nhiễm bẩn dầu phổ biến nhất.
Tình trạng nhiễm nước thường xảy ra ở nơi có độ ẩm không khí cao, không thông thoáng, hơi nước đi vào trong hệ thống thủy lực trong quá trình trao đổi nhiệt lúc dừng máy; dầu mới bị nhiễm nước trước lúc được bơm vào hệ thống; nhiễm nước vào hệ thống thông qua các phốt dầu thủy lực bị mòn và qua các ống mềm bị hở hoặc nứt gãy; do rò rỉ nước từ hệ thống làm mát.
Đơn vị đo độ nhiễm nước của dầu
Đơn vị đo độ nhiễm nước của dầu là ppm (parts per million). Độ nhiễm nước càng cao thì tuổi thọ của thiết bị càng giảm.
ppm = lượng nước có trong 1 triệu đơn vị dầu.
Ví dụ: độ nhiễm bẩn là 100ppm = 100 X 1/1000.000 X 100%= 0.01%.
Tác hại của việc dầu thủy lực bị nhiễm nước
Sự nhiễm nước có thể làm phá hoại nghiêm trọng hệ thống thủy lực. Tất cả các trạng thái nhiễm nước đều gây hại cho hệ thống thủy lực nhưng trạng thái nhũ tương là có mức độ gây hại nặng nề nhất. Nếu sử dụng sản phẩm dầu thủy lực có tính năng tách nước tốt sẽ hạn chế được tình trạng tạo nhũ tương và sẽ tách thành hai lớp riêng biệt giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại của hệ thống và dễ dàng tách nước ra khỏi hệ thống.
Nước là nguyên nhân hàng đầu tạo bọt khí ở bơm thủy lực, hơi nước đi qua giữa các bề mặt chịu tải dưới áp suất cao sẽ bị vỡ ra gây hư hại bề mặt kim loại. Tùy thuộc vào loại dầu và nhiệt độ, bánh răng có thể bị giảm tuổi thọ còn ¼ so với bình thường khi dầu bị nhiễm nước. Nếu sử dụng sản phẩm dầu thủy lực có tính năng tách nước tốt sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại cho hệ thống thủy lực.
Hầu hết các sự nhiễm bẩn đều dẫn đến sự thay đổi độ nhớt của chất bôi trơn làm thay đổi độ dày của màng dầu. Độ nhớt là đặc tính vật lý quan trong nhất của chất bôi trơn. Bất cứ khi nào có sự thay đổi về độ nhớt đều sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của thiết bị. Nhiễm nước sẽ làm mất độ bền màng dầu từ đó chất bôi trơn sẽ không thực hiện được tốt nhất chức năng bôi trơn của mình.
Một ảnh hưởng tiêu cực khác là nước làm suy giảm lượng phụ gia trong dầu. Nước có thể thúc đẩy quá trình oxy hóa ở nhiệt độ cao dẫn đến sự hình thành các chất oxy hóa và các gốc tự do. Các chất này sau đó sẽ được trung hòa bởi các chất phụ gia ức chế quá trình oxy hóa có trong dầu, chính vì vậy tính năng chống oxy hóa của dầu sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.
Dầu lẫn nước sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến dầu gốc, gây ra các vấn đề như oxy hóa, thủy phân, tách khí kém. Trong quá trình oxy hóa và thủy phân, nước làm thay đổi các tính chất vật lý và hóa học của dầu khoáng và một vài loại dầu tổng hợp dẫn đến sự hình thành axit, thay đổi độ nhớt, hành thành vecni và cặn bẩn.
1.2 / Nhiễm bẩn do chất rắn
Là tình trạng dầu thủy lực xuất hiện các loại vật chất rắn bao gồm bụi đất, mạt kim loại, các chất cặn bẩn xuất hiện trong quá trình ma sát với các bề mặt kim loại.
Sự xuất hiện các loại chất bẩn thường đến từ hai phương cách phổ biến là:
– chất bẩn tạp nhiễm vào dầu thủy lực trong quá trình tồn trữ, vận chuyển và bơm dầu vào máy.
– chất bẩn tạp nhiễm vào hệ thống trong quá trình vận hành và bảo dưỡng.
- Các chất rắn gây mài mòn: đồng, kim loại, silica, nhôm, nhựa,… Các chất này có trong dầu là do các chi tiết của máy móc bị mài mòn.
- Các chất rắn không gây mài mòn: các bon, bồ hóng, bụi bặm, cao su, cotton, sợi, nylon,…. Các chất này xâm nhập vào hệ thống trong quá trình bơm dầu.
Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm dầu thủy lực, dầu bánh răng… có tính năng chống mài mòn cao sẽ giúp cho các bộ phận của hệ thống được hạn chế mài mòn, đồng thời làm tăng tuổi thọ, độ bền của hệ thống.
1.3/ Nhiễm bẩn do khí
Tạp nhiễm khí chủ yếu là do không khí lọt vào dầu do mức dầu trong bồn thấp, phốt dầu hỏng, lượt dầu bị tắc, thiết kế của đường ống và bồn dầu không hợp lý.
Theo các chuyên gia, trong các hệ thống thủy lực 70 đến 90% hao mòn và hỏng hóc liên quan đến nhiễm bẩn, chỉ 10 đến 30% là do sử dụng không đúng, lỗi hoặc tuổi thọ của thiết bị.
Sự tạp nhiễm dầu không thể được loại bỏ hoàn toàn, chỉ có thể ngăn ngừa và kiểm soát để hạn chế các tác động có hại cho thiết bị và kéo dài thời gian sử dụng dầu!
Hiệu suất của hệ thống có thể giảm tới 20% trước khi người vận hành phát hiện ra các vấn đề về dầu. Nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến các tình trạng chẳng hạn như xi lanh thao tác chậm, lái giật cục, hoạt động thất thường hoặc hiệu suất thấp hơn.
Như vậy, chúng ta có thể thấy sự nhiễm bẩn ở dầu dẫn đến khoảng thời gian phục vụ ngắn hơn, chi phí bảo dưỡng cao hơn và giảm năng suất và tuổi thọ hoạt động của hệ thống máy móc. Chính vì vậy, khi vận hành máy chúng ta cần chú ý những vấn đề về dầu để có thể khắc phục và xử lý kịp thời.
2. Làm cách nào để tách nước khỏi dầu thủy lực?
Dầu thủy lực chuyển sang màu đục hoặc nhũ tương trắng sữa là biểu hiện của dầu bị nhiễm nước hoặc các chất nhiễm bẩn khác. Sau khi phân tích mẫu dầu, nếu xác định có hàm lượng nước trong dầu thì phải lập tức tiến hành tách nước ra khỏi dầu hoặc thay dầu mới. Việc tách nước khỏi dầu có chi phí thấp hơn nhiều so với việc thay dầu mới.
Các phương pháp để tách nước tự do (huyền phù không bền) và nước hóa nhũ (huyền phù bền) bao gồm:
- sử dụng lọc polymer
- kỹ thuật chưng cất chân không
- phương pháp hút ẩm
Lọc polymer – cũng giống như các bộ lọc thông thường, tuy nhiên vật liệu lọc được lấp đầy chất polymer siêu thấm. Nước làm cho polymer trương lên và giữ lại nước. Lọc polymer là thích hợp nhất để tách lượng nước nhỏ và/hoặc giữ nước trong một mức giới hạn xác định.
Chưng cất chân không– Kỹ thuật này kết hợp nhiệt và chân không. Dưới áp suất 0,84 atm, nước sôi ở 56°C cho phép tách nước ra mà không làm hỏng dầu hoặc các chất phụ gia của dầu.
Khử ẩm – Phương pháp này luân chuyển và sấy khô không khí ở phần trên của bồn dầu. Hơi nước trong dầu sẽ được hút vào không khí khô và được hút ra bằng máy hút ẩm.
Chưng cất chân không và khử ẩm cũng tách được nước hòa tan trong dầu.
Tuy nhiên trong trường hợp của các hệ thống nhỏ tạp nhiễm nước, việc thay dầu có thể có chi phí hiệu quả hơn so với việc sử dụng các phương pháp trên để tách nước.
3. Cách phòng tránh dầu thủy lực bị nhiễm bẩn
– Bảo quản các thùng dầu trong nhà có mái che, tránh tiếp xúc với nắng và mưa, ẩm, nhất là khi đã mở nắp ra sử dụng.
– Giữ cho môi trường xung quanh khu vực làm việc khô thoáng.
– Đảm bảo dụng cụ bơm dầu không bị nhiễm bẩn.
– Đối với các hệ thống thủy lực được làm mát bằng nước, nên thường xuyên kiểm tra hệ thống xem có bị đóng phèn hay bị mục các lá và đường ống giải nhiệt không để phát hiện rò rỉ và có biện pháp thay thế, sữa chữa kịp thời nhất.
– Nên định kỳ phân tích mẫu dầu thủy lực đang sử dụng để theo dõi tình trạng dầu và đưa ra chu kỳ thay dầu phù hợp. Khách hàng sử dụng dầu nhớt của T-lube sẽ được hỗ trợ phân tích mẫu định kỳ.
– Nên sử dụng sản phẩm dầu thủy lực chất lượng có các tính năng quan trọng như chống mài mòn, tách nước tốt, tách khí tốt để bảo vệ máy móc, hạn chế tác động của việc nhiễm bẩn dầu.
Dầu thủy lực là loại dầu có lý hóa tính bền vững và khó bị tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, nếu bất cẩn, hiện tượng dầu nhiễm bẩn sẽ diễn ra thường xuyên. Tác hại của loại dầu nhiễm bẩn là không ổn định về mặt tính năng bôi trơn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với hệ thống thủy lực. Chính vì thế, hãy là người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn và sử dụng các loại dầu nhớt kỹ thuật chuyên dụng.
Lời kết:
Hy vọng qua bài viết mà T-lube đã chia sẻ, sẽ giúp ích cho các bạn hiểu hơn về dầu thủy lực bị nhiễm bẩn và cách xử lý. Nếu quý khách hàng đang tìm hiểu hoặc có nhu cầu sử dụng dầu thủy lực vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU KHANG AN
Văn phòng: 156 Vành Đai Trong, P. Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP.HCM, Việt Nam.
Nhà máy: Lô F6, đường số 4, KCN Thịnh Phát, Ấp 3, Lương Bình, Bến Lức, Long An.
Hotline/Zalo/Viber: 0903900383
Điện thoại: (028) 2253 1533
Fax: (028) 3752 6823
Email: info@t-lube.com
Website: t-lube.com
FB: facebook.com/TlubePetrochemical